Danh mục dịch vụ ×
Khắc dấu
Khắc dấu công ty
Khắc dấu văn phòng
Khắc dấu nhanh
Danh mục dịch vụ
(Ngày 16/11/2016)
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa đưa ra Dự thảo nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ ngày 1-7) để lấy ý kiến nhân dân. Trong đó, việc để cho doanh nghiệp (DN) toàn quyền quyết định về việc có hay không có con dấu được nhìn nhận là một cải cách bất ngờ. quy định này đã được Quốc hội thông qua một cách nhanh chóng. Ông Phan Đức Hiếu, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ KH&ĐT), thành viên ban soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật DN 2014, cho biết cải cách này đòi hỏi các DN và các bên liên quan đến DN phải thay đổi thói quen giám sát đối tác về nội dung chứ không phải xem đối tác có hay không có con dấu. Khi ý nghĩa của con dấu bị giảm xuống, xã hội phải giám sát nhau thực chất hơn. Từ đó giảm được chi phí sử dụng dấu và xã hội sẽ an toàn hơn. Bỏ dấu: Tín hiệu tích cực cải cách hành chính . Phóng viên: Thưa ông, vậy Luật DN 2014 sẽ cải cách về con dấu như thế nào? + Ông Phan Đức Hiếu: Theo Luật DN 2014, con dấu của DN do DN tự làm, tự quản lý và tự quyết định mục đích sử dụng. Con dấu sẽ không còn được coi là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định giá trị pháp lý của các văn bản. Điều quan trọng hơn là phải nhìn vào thực chất nội dung của các văn bản, giấy tờ giao dịch chứ không phải chỉ nhìn vào con dấu. Con dấu sẽ mang ý nghĩa dấu hiệu nhận biết của DN hơn là một yếu tố có tính pháp lý. . Xin ông nói rõ hơn về việc xã hội sẽ an toàn hơn nếu không có con dấu? + Khi không còn con dấu, chắc chắn người dân sẽ không dễ dàng chấp nhận một văn bản, một hợp đồng, một giao dịch với các DN mà chỉ có chữ ký. Người dân và các DN sẽ phải cẩn trọng hơn khi xem xét các giao dịch, hợp đồng. Sẽ không có tình trạng người giữ con dấu có thể lạm dụng, lợi dụng con dấu để thực hiện những hành vi phi pháp. Khi con dấu không còn hoặc không có vị trí pháp lý như hiện nay, DN cũng tránh được những rủi ro khác liên quan đến con dấu. . Như vậy hình như chỉ có DN có lợi nhất nếu bỏ con dấu? + Không đúng. Xét về mặt cải cách hành chính và môi trường kinh doanh, việc bỏ con dấu có tác dụng tích cực. Theo tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới, chỉ số gia nhập thị trường của VN đứng ở vị trí 108 (dưới trung bình). Nếu bỏ được con dấu DN sẽ bỏ được hai thủ tục hành chính: Khắc dấu và làm dấu. Như thế chất lượng và môi trường kinh doanh tại VN dưới con mắt quốc tế sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, cải cách hành chính cũng có tín hiệu tích cực đối với DN.
Chỉ còn ký tên . Vậy Bộ KH&ĐT sẽ thực hiện cải cách về con dấu đối với DN như thế nào, thưa ông? + Ban soạn thảo nghị định chúng tôi hiện nay đã có đề xuất Bộ KH&ĐT nên tiên phong trong lĩnh vực cải cách con dấu đối với DN. Ban soạn thảo cũng đang thiết kế các biểu mẫu, giấy tờ, hồ sơ theo Luật DN 2014. Các biểu mẫu, giấy tờ, hồ sơ sau ngày 1-7 chỉ cần họ tên, chữ ký của người đại diện DN là đã hợp lệ và được chấp nhận. Nói dễ hiểu hơn, mục “Ký tên, đóng dấu” sẽ chỉ còn là “Ký tên”. . Nhưng nếu các cơ quan nhà nước khác cứ yêu cầu DN phải đóng dấu thì sao? Các DN không chỉ làm việc với một mình Bộ KH&ĐT. + Đây đúng là điều đáng lo ngại nhất đối với Luật DN 2014. nếu các cơ quan nhà nước khác vẫn đòi hỏi văn bản phải có con dấu thì cải cách của Luật DN 2014 mới đạt được 3/4 mong muốn. Ban soạn thảo nghị định kỳ vọng những cải cách về con dấu, đúng hơn là việc bỏ con dấu DN của Bộ KH&ĐT sẽ là một điển hình để các bộ, ngành, các cơ quan khác nhân rộng nhằm đẩy nhanh việc cải cách hành chính, cũng như giảm chi phí xã hội cho Nhà nước, DN và người dân. Điều này phụ thuộc rất lớn vào mức độ cải cách của các cơ quan nhà nước khác. . Xin cám ơn ông.
Nguồn: 24h.com
Khắc Dấu Hà Tĩnh